Sân thượng là phần bên ngoài, là nơi tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết. Chính vì vậy, đây là nơi dễ bị thấm dột, nứt vỡ. Vậy cách xử lí khi gặp hiện tượng này là gì?
Nhận biết sân thượng bị thấm như thế nào
Có rất nhiều cách nhận biết sân thượng bị thấm, có thể kể tới như:
Bề mặt sân thượng xuất hiện những vết chân chim, vết nứt rộng ra theo thời gian.
Sân thượng không còn bằng phẳng như lúc mới xây dựng mà bị nghiêng lún, gạch bị vỡ hoặc trơ trọi không còn lớp xi măng bám dính.
Mặt bê tông trên sân thượng không bằng phẳng, khi trời mưa thì xuất hiện sủi bong bóng.
Phía dưới sân thượng xuất hiện vết nứt, các đường nước chảy; rêu mốc mọc trên bề mặt sân thượng gây ra mùi ẩm mốc
Ngay khi gặp những dấu hiệu trên, bạn nên tiến hành sửa chữa chống thấm cho sân thượng để không làm mất thẩm mỹ ngôi nhà cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Các bước chống thấm sân thượng lát gạch
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Trước khi bắt đầu thực hiện chống thấm cần dọn dẹp sạch sẽ sân thượng. Nếu sân thượng đang hoặc vừa thi công xong thì cần làm sạch lớp hồ vữa, xi măng, bụi bẩn,… Có thể sử dụng các loại máy móc chuyên dụng để thổi đi chứ không nên dùng nước rửa. Nếu sân thượng thi công đã lâu thì cần kiểm tra và vá những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt,.. Cuối cùng cần kiểm tra xem độ ẩm của bề mặt có phù hợp với biện pháp chống ẩm đưa ra không.
Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch: Nên thi công khi thời tiết râm mát, tránh khi trời gió, nắng nóng hoặc nhiệt độ quá cao. Sử dụng sản phẩm chống thấm whitecoat gốc acrylic, gốc polyurathane PUR 625 hoặc Solacoat đây là phương pháp hiệu quả nhất cho sân thượng lát gạch với giá thành hợp lý, việc thi công dễ dàng, không cần bóc gạch lên, với hiệu quả chống thấm cao. Khi thi công cần lưu ý thực hiện đúng theo hướnchỉ dẫn trên bao bì. Nên thi công từ 2 lớp trở lên để đảm bảo hiệu quả.
Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu: Việc ngâm thử nước là vô cùng cần thiết để kiểm tra xem hiệu quả chống thấm. Nếu chưa đạt yêu cầu có thể khắc phục ngay, trành tình trạng khi đưa vào sử dụng mới phát hiện công trình vẫn đang thấm dột gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho việc sửa chữa. Nước được bơm trực tiếp vào sân thượng và được ngâm trong thời gian khoảng 24h để kiểm tra khả năng chông thấm. Khi đạt yêu cầu thì mới tiến hành nghiệm thu công trình và lắp đặt thiết bị khác trên sân thượng nếu có.
Cách chống thấm sân thượng bị nứt
Đối với sân thượng bị nứt, vỡ, thấm dột,… có thể sử dụng các loại vật liệu chống thấm như : Hangrout, Hanepoxy 2Fc, ACR 180…….Tùy vào hiện trạng vết nứt mà sử dụng sản phẩm phù hợp. Sàn bê tông thường nứt do co ngót bê tông, bảo dưỡng bê tông không tốt…nghiêm trọng hơn là vết nứt kết cấu. Đối với vết nứt này sẽ phải sử dụng sản phẩm chống thấm keo pu 2 thành phần bơm trược tiếp vào vết nứt .
=> Xem các loại sơn chống thấm
Chống thấm sân thượng bị nứt bằng keo chuyên dụng: Dùng keo bơn trực tiếp vào vết nứt, sau đó sử dụng vật liệu chống thấm toàn diện. Keo chống thẩm có khả năng đàn hồi cao, khi thời tiết nóng, lạnh chúng có thể giãn nở thích hợp, để trám bít vết nứt trong thời gian dài.
Trên đây là một số biện pháp chống thấm sân thượng hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.