Những yêu cầu cần tuân thủ trước khi chống thấm cầu đường
Chống thấm cầu đường luôn là một nỗi lo chung của tất cả những chủ đầu tư hiện nay ở Viêt Nam khi tiến hành bàn giao công trình xây dựng đã thi công cho các cơ quan của nhà nước. Tuy nhiên cũng phải nói đến là hầu như công trình nào cũng sẽ bị trình trạng chung là khi đi vào hoạt chính thức cũng thường bị trình trạng thấm dột cực kì nặng nề.
Dưới đây là một số yêu cầu cần thực thi trước khi tiến hành công đoạn chống thấm cho công trình, cụ thể bao gồm những công đoạn dưới đây:
- Tiến hành tháo dỡ, di dời và dọn dẹp tất cả những chướng ngại vật có mặt ở công trình như ván khuôn, ván gỗ, các loại sắt thép và xà bần …
- Tìm và xử lý kĩ càng các khuyết tật còn tồn đọng của bê tông như các chỗ bị hốc bọng, bị lỗ rỗ và đặc biệt là không nên tô trét vữa xi măng để che phủ trước bàn giao cho bên công tác xử lí thi công chống thấm cho công trình.
- Kiểm tra lại các đường ống cấp thoát nước cái mà xuyên qua bê tông hoặc các hộp kĩ thuật đã được định vị lại và lắp đặt hoàn tất bằng bê tông và trám vữa hay chưa?
Quy trình cần làm để thi công chống thấm cầu đường
Quy trình thi công chống thấm cho công bao gồm hai giai đoạn chính là chuẩn bị bề mặt chống thấm và tiến hành chống thấm, cụ thể có thể tham khảo quy trình được nêu ra ở dưới đây:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm cho công trình
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, cần băm hoặc đục sạch tất cả những lớp hồ vữa xi măng hoặc lớp bê tông dư thừa còn trơ ra ở trên bề mặt bê tông ban đầu bằng những dụng cụ thủ công, dụng cụ cầm tay như búa đăm, các loại mũi đục nhọn hoặc búa đục…
- Kiểm tra và đục mở miệng ở trên các đường nứt có rãnh rông từ 1 cm đến 2 cm, có chiều sâu khoảng 2 cm, ở các hốc bọng, trong túi đá hoặc chỗ lỗ rỗ ở trên bề mặt bê tông kết cấu bằng cách đục bỏ các phần bám hờ này sau đó tiến hành đục rộng, đục sâu cho đến sâu vào trong phần bê tông đặc chắc bên trong.
- Đục rãnh rộng từ 2 cm đến 3 cm, có chiều sâu khoảng 3 cm quanh các miệng của lỗ ống thoát nước bị xuyên qua sàn bê tông để bề mặt có thể tiếp nhận được nhiều nhất có thể các chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm thanh thủy trương, đồng thời cần gia cố thêm bằng vữa đổ để bù không co ngót.
- Tiến hành xử lý quấn các thanh cao su trương nở hay còn gọi là thanh thủy trường ở các khe co giãn có cổ ống xuyên sàn, sau đó tiến hành đổ bù vữa không co vào.
- Sau khi lớp bê tông đá mi đã khô cứng, ta tiến hành tháo ván khuôn và tiến hành thi công chống thấm khò dán, quét và phun theo quy trình ở dưới đây:
Chống thấm bằng màng khò nóng: Lần lượt thực hiện các bước sau: quét sơn tạo dính -> dán lớp màng chống thấm bitum.
Lưu ý: Tại chỗ chồng mí thì dùng đèn nóng đốt nóng chảy mép màn và làm kín phần tiếp giáp. Còn tại những vị trí yếu phải gia cố để tăng độ bám dính và tuổi thọ của màng nhất là tại các vị trí góc tường, khe co giãn cổ ống…
Chống thấm bằng cách dùng dung dịch phun thẩm thấu: Lần lượt thực hiện những bước sau: Thi công phun -> Bảo dưỡng.
Lưu ý: Nếu bê tông có nhiều đường nứt khá dài hoặc xuyên qua kết cấu của bê tông thì cần bổ sung lên vật liệu tùy theo hiện trạng thực tế của công trình. Tuy nhiên, để có thể thực hiện chống thấm tốt nhất thì trước khi thi công công trình cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thi công.