Nguyên nhân làm tường bị ẩm mốc
Hiện nay có nhiều nguyên nhân có thể gây thấm mốc cho tường nhà. Chúng ta cần xác định được đâu chính là nguyên nhân làm cho tường nhà bị thấm mốc để có thể tìm được phương án xử lý tường bị thấm mốc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến cho tường nhà dễ bị thấm mốc:
- Khu vực nhà nằm ở trong khu vực có khí hậu ẩm ướt thường xuyên.
- Các hệ thống đường ống nước ở trong nhà bị rò rỉ.
- Qúa trình thi công xây dựng nhà chưa đúng kỹ thuật, đặc biệt là việc trộn vữa hồ bị sai tỉ lệ.
- Chọn vật liệu xây dựng kém chất lượng.
- Nhà đã qua thời gian sử dụng quá nhiều năm nên khả năng chống thấm của căn nhà đã bị xuống cấp quá nhiều.
- Không sơn hoặc quên sơn chống thấm cho công trình xây dựng.
- Các hộp kĩ thuật và đường ống nước bị nứt vỡ hoặc bị rò rỉ.
Những tác hại khi tường nhà bị mốc
Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gia chủ
Trong những ngôi nhà có tường bị ẩm mốc dễ làm nấm mốc mọc lên nhiều. Mặc dù vậy, rất nhiều người thường ít để ý đến sự hiện diện của chúng vì chỉ nghĩ rằng nấm mốc chỉ gây hại cho sức khỏe của con người khi chúng ta vô tình ăn chúng vào bụng. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe đã cho biết rằng những vết nấm mốc đang nằm ở trên những bức tường này có khả năng lan tỏa ở trong không khí, từ đó gây tổn hại cực kì nghiêm trọng cho sức khỏe của những người ở xung quanh. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh hen suyễn ở những người mà có hệ miễn dịch yếu. Một số biểu hiện của việc dị ứng nấm mốc có thể bao gồm sổ mũi, ngứa mũi hoặc ngứa họng, có thể đi kèm với hắt hơi và chảy nước mắt.
Ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà
Bên cạnh việc có hại cho sức khỏe của con người thì những vết ẩm mốc cũng gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng cho chính căn nhà của bạn, cụ thể như sau:
- Nấm mốc sẽ làm cho các bức tường trong nhà bị mục ẩm, nếu để lâu ngày không xử lý kịp thì ngôi nhà của bạn sẽ dễ bị bong tróc ra các lớp hồ, lớp vữa và cả gạch xây…
- Làm mất đi tính thẩm mỹ khi người khác nhìn vào những nơi có tường nhà hoặc trần nhà bị các vết ẩm mốc hoặc vết đen ố vàng …
- Ẩm mốc bong tróc ra cũng có thể làm dơ bẩn những đồ đạc ở trong chính căn nhà của bạn.
- Chủ nhà sẽ phải tốn thêm chi phí phát sinh để có thể sửa chữa và chống thấm mốc cũng như sơn lại nhà … nếu để càng lâu thì trình trạng sẽ ngày càng nặng hơn!!
Cách xử lý tường nhà bị mốc
Trước khi bắt đầu vào việc xử lý tường nhà bị ẩm mốc thì người thi công cần phải xác định được mức độ nấm mốc ở trên tường ở mức độ nào, nặng hay nhẹ để có thể có được phương pháp xử lý nấm mốc một cách hiệu quả nhất có thể.
Đối với những bức tường bị mốc nhẹ: Chúng ta có thể dùng những dung dịch có tác dụng tẩy ẩm mốc tường nhà với mục đích khắc phục trình trạng này một cách nhanh chóng, một số loại dung dịch tẩy ẩm mốc mà bạn có thể tham khảo chẳng hạn như nước Javen, các chất tẩy mốc thông dụng như Mold Remover, Crôcdilt Moss remover, hóa chất tẩy rêu mốc, dùng giấy dán tường … Lưu ý khi sử dụng những sản phẩm đã liệt kê ở trên, người dùng cần đọc kĩ và tuân theo đầy đủ những hướng dẫn sử dụng được ghi ở trên bao bì sản phẩm để bảo đảm được sức khỏe của người sử dụng không bị ảnh hưởng.
Đối với những bức tường bị mốc nặng: Cần xử lí chống thấm và chống ẩm cho cả mặt bên trong và bên ngoài của tường nhà nơi có vết ẩm mốc. Một số cách bạn có thể sử dụng chẳng hạn như: Sử dụng các loại sơn chống ẩm mốc của Dulux, Nippon, Kova hoặc Jotun …; Chống thấm tường bằng cách dùng dung dịch Water Seal DPC hoặc có thể trát lại những bức tường đó bằng xi măng…