Nhà vệ sinh là một trong những khu vực có sự tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước một cách thường xuyên nhất. Do đó, khu vực này cũng là nơi có nhu cầu chống thấm một cách hiệu quả nhất để chống dột, chống nước rò rỉ trong quá trình sử dụng để giảm thiểu những phiền toái trong quá trình sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ của chính ngôi nhà của chúng ta.
Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về những lý do cần chống thấm cho nhà vệ sinh cũng như những biện pháp, những cách thức chống thấm hiệu quả nhất đang được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất hiện nay.
Tác hại khi nhà vệ sinh bị thấm dột
Nhà vệ sinh là vị trí dễ bị thấm dột nhất là các vị trí chân tường tiếp giáp giữa sàn nhà vệ sinh và tường đứng; ở các cổ ống xuyên sàn hoặc ở các vết nứt trền sàn bê tông trên nền của nhà vệ sinh;… Khi điều này xảy ra sẽ tạo ra nhiều tác hại cho cả công trình và cho cả chủ sở hữu, cụ thể như:
Tình trạng thấm dột, thấm nước là nguyên nhân làm cho công trình bị xuống cấp một cách nhanh chóng rõ rêt, bên cạnh đó còn làm tăng tỉ lệ cho việc xuất hiện các loại rêu và nấm mốc cũng như các mùi hôi khó chịu gây bệnh cho cơ thể của con người, đồng thời còn làm mất tính thẩm mỹ cho công trình của chúng ta.
Top 5 cách thức chống thấm nhà vệ sinh
Việc thi công chống thấm, chống dột cho nhà vệ sinh nên được ưu tiên thực hiện ngay từ thời gian sớm nhất để có thể giữ cho nhà vệ sinh luôn trong tình trạng sạch đẹp và bền bỉ theo thời gian. Từ đó, tiết kiệm cho chúng ta được nhiều chi phí cho việc sơn sửa hoặc trùng tu khu vực nhà vệ sinh.
Hiện nay, có nhiều phương án để thi công biện pháp chống thấm cho nhà vệ sinh từ trong quá trình xây dựng đến sau khi gặp phải hiện tượng bị thấm dột, thấm nước ở công trình.
Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả và chi phí cho phương pháp chống dột, ta nên thực hiện việc thi công chống thấm, chống dột cho nhà vệ sinh ngày từ khi tiến hành việc xây dựng để mang lại hiệu quả chống thấm được lâu dài cũng như tiết kiệm chi phí nhất có thể. Dưới đây là top 5 phương pháp giúp chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh:
– Cách 1: Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng sơn. Phương pháp này có độ bền cao, và khả năng chịu mài mòn tốt, cũng như tính bám dính tốt và đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng.
– Cách 2: Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng sản phẩm gốc ximang 2 thành phần Chimex 125, chimex 127 Đây là vật liệu cách nhiệt bán đàn hồi, hai thành phần, gốc xi măng – acrylic được sử dụng cho bê tông và vữa trát xi măng và được thi công từ bên trong và bên ngoài để chống rò rỉ và thấm nước trên bề mặt.; Khả năng thi công nhanh và dễ dàng sử dụng nên không yêu cầu phải có tay nghề cao để có thể sử dụng được.
– Cách 3: Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng bitum Han BT: Han – BT là nhũ tương biến tính phục vụ cho mục đích chống thấm và chống hóa chất cho các hạng mục công trình xây dựng. Hoàn toàn không độc hại, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Sản phẩm tạo thành các lớp màng chống thấm có độ đàn hồi.Tạo nên lớp phủ chống thấm trên bề mặt vật liệu.Có khả năng bám trên bề mặt ẩm, những nơi mà các loại vật liệu chống thấm trong dung môi hữu cơ không có khả năng bám dính.
– Cách 4: Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng màng khò nóng: Màng bitum biến tính được thiết kế thi công cho lớp dưới cùng trong hệ thống mái hai lớp trên các tòa nhà và công trình xây dựng, để chống thấm cho nền móng và kết cấu kỹ thuật. Có thể được sử dụng làm lớp lót cho ván lợp bitum trên mái dốc. Dùng để xây mới hoặc sửa chữa.
– Cách 5: Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng màng tự dính có gốc Bitum, có độ dính dày đặc giữa HDPE và silicone, độ đàn hồi cao, khả năng cách nhiệt tốt
Trên đây là những vật liệu thông dụng và hiệu quả trong việc thi công chống thấm các công trình dân dung. Nếu được thi công đúng kỹ thuật và quy trình sẽ tạo nên một công trình có chất lượng hoàn hảo và chất lượng.