Màng chống thấm HDPE là gì?

Màng chống thấm HDPE là một trong những vật liệu chống thấm hiệu quả đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay vì tính linh hoạt dễ thi công, cũng như có độ bền cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa có cái nhìn tổng quan và đẩy đủ về loại màng này, bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số chia sẻ về loại màng nay cụ thể như dưới đây.

Khái niệm và cấu tạo của màng chống thấm HDPE

Màng HDPE hay còn gọi là màng chống thấm HDPE là một loại màng với chức năng chính là ngăn cách và chống thấm cho các công việc dân dụng và cả trong công nghiệp.

Màng HDPE có 97.5% là nhựa nguyên sinh, phần còn lại 2.5% chính là những chất ổn định nhiệt, chất cacbon, chất chống oxi hóa và chất kháng tia UV. Chính vì vậy mà màng chống thấm này không có sự độc hại mà lại có độ bền sử dụng cao (ít nhất 20 năm sử dụng).

Những lợi ích của màng HDPE

  • Có tính trơ lì và độ bền cao: Không chịu tác động bởi những loại hóa chất, axit và cả kiềm mạnh, cũng như các loại vi khuẩn, các loại nấm mối và có khả năng chống lão hóa cực cao trong điều kiện khắc nhiệt của thời tiết hoặc khí hậu và nhiệt độ thất thường. Từ đó giúp kéo dài thời hạn sử dụng, tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa.
  • Tiết kiệm được chi phí thi công: Rút ngắn được thời gian thi công, do đó tiết kiệm khoản chi phí nhân công cần bỏ ra để hoàn thành việc chống thấm bằng màng HDPE.
  • Kiểm soát chất lượng một cách đồng nhất: Tât cả các quy trình sản xuất đều được giám sát và kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, do đó có thể đảm bảo hoàn toàn về sự đồng đều của chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn cao, tránh được tình trạng chênh lệch trong cùng sản phẩm hoặc khác sản phẩm.
  • Có khả năng ứng dụng và tính linh hoạt cao: Vì có độ dày nhỏ chỉ từ 0.3 đến 3 mm nên có thể chịu được lực kéo cũng như có độ co giãn ở mức cao. Đồng thời khó bị nứt vỡ hoặc bị chọc thủng bởi sỏi đá, vật sắc nhọn…
  • Đảm bảo được an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường sống: Hạn chế được các vấn đề về ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt trong môi trường dân cư.

Cách sản xuất màng HDPE

  • Sản xuất theo công nghệ cán: Có độ dày 0.25 đến 3 mm, kích thước 7-8 mét, sử dụng trong các công trình cần xử lí môi trường cho cả tư nhân và nhà nước.
  • Sản xuất theo công nghệ đùn: Có độ dày 0.15 đến 1 mm, kích thước 5-6 mét, sử dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản và không có nhiều đòi hỏi về chất lượng.

Một số ứng dụng của màng HDPE

  • Xử lí chất thải công nghiệp.
  • Sản xuất và thu hoạch ở các ruộng muối.
  • Ứng dụng rộng rãi ở các trang trại chăn nuôi.
  • Ứng dụng trong các hồ nuôi trồng thủy sản như tôm, cá.

Cách thức thi công chống thấm bằng màng HDPE

  • Bước 1: Tiến hành chuẩn bị mặt bằng: tùy thuộc theo yêu cầu mặt bằng của dự án, nhưng cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu như cần thiết kế hệ thống thoát nước; mặt bằng phải sạch sẽ, phẳng và không đọng nước, có nền đất chắc chắn; dọn dẹp những vật sắc nhọn và những vật có thể gây ảnh hưởng cho màn chống thấm ở trên mặt bằng.
  • Bước 2: Tiến hành thi công các rãnh neo: Mục đích đào các rãnh neo là để chôn mép màng.
  • Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm theo quy trình như sau: Nhận mặt bằng đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trước khi thi công; Vận chuyển các vật liệu ở nơi tập kết đến vị trí cần thi công và cuối cùng là Trải màng chống thấm HDPE.
  • Bước 4: Tiến hành hàn màng chống thấm bằng phương pháp nhiệt để liên kết các màng HDPE lại với nhau.
  • Bước 5: Tiến hành kiểm tra các mối hàn HDPE có đáp ứng đủ yêu cầu hay không, sau đó tiến hành bàn giao mặt bằng để chuyển sang giai đoạn khác.

Hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin có ích cho bạn.

=> Tham khảo các loại màng chống thấm HDPE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914.491.678
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon