Hướng dẫn xử lý khi mái nhà bị dột do mưa lớn

Mùa mưa đang sắp tới, không ít nhà gặp phải tình trạng mái nhà bị dột khi trời mưa lớn. Việc này không chỉ làm giảm chất lượng ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Cùng bỏ túi vài mẹo xử lý tình trạng này khi trời mưa nào.

Nguyên nhân nào khiến trần/mái nhà bị thấm dột ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trần, mái nhà bị dột, có thể kể đến như:

  • Do sàn mái nhà bị rạn, nứt: Sự thay đổi của thời tiết dẫn đến sự co, giãn vì nhiệt của bê tông gây ra các vết nứt ở sàn mái. Vào mùa mưa hoặc có nguồn nước ứ đọng, nước sẽ len lỏi vào các vết nứt tạo thành dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà, làm trần nhà gặp phải tình trạng thấm nước.
  • Thấm từ sàn nhà tầng trên: Các vị trí chứa nước hoặc gây đọng nước ở tầng trên lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngấm thấm xuống tầng dưới.
  • Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng: Ban đầu khi xây dựng, kỹ thuật lên phương án thi công sai, hoặc tính toán vật tư, vật liệu sử dụng cho hạng mục không đủ hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng dẫn đến sau thời gian dài sử dụng, trần nhà bắt đầu xuống cấp và dễ bị thấm. 

Giải pháp chống thấm tối ưu.

Để xử lý triệt để tình trạng thấm dột, trước hết chủ nhà cần phải tìm hiểu nguyên nhân của nguồn thấm để lựa chọn phương án xử lý thấm dột hợp lý. 

Với tình trạng sàn mái nhà bị rạn nứt gây ngấm thấm

B1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm: Vữa sửa chữa vết nứt ACR 180 ( với vết nứt nhỏ, vi nứt) hoặc Keo trám khe gốc Polyurethane Pumast 600; Vật liệu kết dính Hanlatex, Vật liệu chống thấm cho sàn mái Whitecoat / Solacoat / PUR 625 

B2: Mở rộng vết nứt, làm sạch bụi bẩn xung vết nứt, dùng chổi sắt mài phẳng bề mặt bê tông rồi làm sạch bề mặt bê tông 

B3: Dùng máy bơm keo trám toàn bộ khe nứt bằng keo trám khe PUMAST 600 hoặc quét vữa sửa chữa vết nứt ACR 180 toàn bộ khu vực có vết nứt. Sau đó mài sạch bề mặt.

B4: Quét 1 lớp mỏng vật liệu kết dính Hanlatex cho toàn bộ bề mặt sàn mái

B5: Thi công bằng chổi quét, lăn lu hoặc máy phun lên toàn bộ bề mặt sàn mái bằng vật liệu chống thấm cho mái Whitecoat / Solacoat / PUR 625 đã được làm sạch tối thiểu 2 lớp theo định mức và quy trình thi công của từng sản phẩm. Gia cường bằng lưới sợi thủy tinh chân Hangeotex G vào chân tường khi lớp lót còn ướt.

B6: Ngâm nước, kiểm tra và hoàn thiện: ngâm nước khu vực sàn mái sau 48 h. Đo chiều cào mực nước lúc bắt đầu và kết thúc trong quá trình ngâm.

Ngấm từ nhà vệ sinh, seno tầng trên:

B1: Vệ sinh lại toàn bộ seno, đục tẩy vữa dư, lớp chống thấm cũ đã bị hỏng.

B2: Đắp góc chân tường, các vị trí xung yếu của seno bằng lưới sợi thủy tinh Hangeotex G

B3: Quét một lớp mỏng vật liệu kết dính Hanlatex cho toàn bộ bề mặt cần chống thấm

B4: Thi công bằng chổi quét, lăn lu hoặc máy phun lên toàn bộ bề mặt sàn mái bằng vật liệu chống thấm cho mái Whitecoat / Solacoat / PUR 625 đã được làm sạch tối thiểu 2 lớp theo định mức và quy trình thi công của từng sản phẩm. Gia cường bằng lưới sợi thủy tinh chân Hangeotex G vào chân tường khi lớp lót còn ướt.

B5: Ngâm nước, kiểm tra và hoàn thiện: ngâm nước khu vực sàn mái sau 48 h. Đo chiều cào mực nước lúc bắt đầu và kết thúc trong quá trình ngâm.

Trên đây là một số biện pháp xử lý thấm đột sàn mái theo nguyên nhân trong mùa mưa, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả xử lý thấm dột tốt nhất, chủ nhà có thể liên hệ với Hamico – chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng sản phẩm và định mức phù hợp nhất với vị trí ngấm thấm của dự án của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishKoreanVietnamese
0914.491.678
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon